Những món đồ chơi trẻ em quen thuộc, phổ biến được nhiều bé ưa thích, lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khôn lường với sức khỏe, mà ít bậc cha mẹ biết rõ.
Bóng thổi - gây ung thư
Theo Phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit nguyên liệu chính làm bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính. Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ thổi hoặc ngậm. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng.Tác hại nặng nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ.
Tuýp keo thổi bóng - Gây ngộ độc cấp tính
Đó là một đồ chơi trẻ em có ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt, đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.
Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai.
Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bốc hơi, hàm lượng không nhỏ xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn
Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bốc hơi, hàm lượng không nhỏ xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn
Hạt nhựa nở trong nước – Nguy cơ ngộ độc
Đó là những đồ chơi có hạt nhỏ li ti, cứng, nhiều màu sắc. Loại đồ chơi này khiến nhiều trẻ thích thú vì khi thả vào nước những hạt nhỏ này sẽ nở bung ra như: bông hoa, bướm, chim… lấp lánh, rất đẹp mắt.
Ban đầu, những hạt nhựa có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%. Loại đồ chơi trẻ em này, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, khó chịu và mất nước, ngộ độc đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai.

Thú nhún – Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm
Thú nhún là đồ chơi cho bé được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích. Qua thăm dò một số phụ huynh thì đa phần phụ huynh đều mua cho con mình món đồ chơi ấy.

TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP. HCM, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: Các hợp chất phthalate được sử dụng rộng rãi như chất hóa dẻo để làm mềm các vật liệu dễ vỡ, đặc biệt là một số polyme.
Về tác hại của Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP).
Theo nhận định của các chuyên gia, DBP có tác dụng giống như hormone nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư.
Cidimi là chất được sử dụng như là chất tạo màu, độ bóng trong nhiều loại nhựa. Nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức như trên thì đây cũng là chất độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...Đối với chất này, chỉ cần cầm, nắm đèn lồng trực tiếp là có thể bị nhiễm cidimi. Sau nhiều năm tiếp xúc đèn lồng nhiễm cidimi với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều lựa chọn đồ chơi cho bé theo sở thích của bé nên ít quan tâm đến sự an toàn. Do đó, các cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ mặt hàng định mua, lựa chọn đồ chơi an toàn phù hợp với giới tính, lứa tuổi của con để bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Đồng thời, kiên quyết nói “không” với đồ chơi trẻ em chứa nguy cơ độc hại. Quản lý thị trường, Công an và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đồ chơi không an toàn, không rõ nguồn gốc.