Đồ chơi gỗ | Đồ chơi an toàn

Đồ chơi trí tuệ bằng chất liệu gỗ thân thiện với môi trường phát triển trí tuệ cho bé. Mẫu mã đa dạng, giá thành tốt.

#Post Title #Post Title #Post Title

Xu hướng chọn đồ chơi ngày nay cho bé

Nỗi lo đồ chơi Trung quốc không an toàn,đồ chơi bạo lực, khiến nhiều bậc phụ huynh có xu hướng lựa chọn đồ chơi Việt Nam cho các bé.

Theo  Bộ Khoa học – Công nghệ,quy định ngày 15/9/2013 tới, đồ chơi trẻ em không được dán tem kiểm định chất lượng sẽ bị tịch thu. Tuy nhiên, tại thị trường Hà Nội nhiều cửa hàng, tuyến phố kinh doanh mặt hàng này vẫn chưa hề có tem bảo đảm.
Một chủ cửa hàng đồ chơi cho biết: “Cả năm chỉ có mấy dịp buôn bán kiếm lời, khi nào hết hạn chúng tôi sẽ tính tiếp. Hàng loạt búp bê, siêu nhân, đồ chơi xếp hình….tiêu thụ không bằng năm trước. Nếu không bán hết lô hàng này trước ngày 15/9, e rằng cửa hàng chúng tôi không dám bày bán vì sẽ bị xử phạt”.

Tai tiếng từ hàng loạt sản phẩm đồ chơi Trung Quốc có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ như: gây hại gan, thận,gây ung thư, đồ chơi bạo lực, thiếu tính giáo dục…khiến cho nhiều các bậc cha mẹ dè chừng. Chị Lan Anh  (Hàng Đào, Hà Nội) kể: “Hôm qua cậu con trai nhất định đòi mua đĩa bay của Trung Quốc, giá rẻ thôi nhưng tôi không dám mua, hôm trước có thấy cảnh báo loại đồ chơi này gây hại. Nên tôi rất cẩn thận khi mua sắm. Muốn cho bé chơi an toàn, lại phát huy được trí thông minh tôi nghĩ nên chọn những đồ chơi thông minh cho bé .”
Đồ chơi trong nước là xu hướng lựa chọn mới
Đồ chơi gỗ luôn là lựa chọn hàng đầu của nhiều bậc cha mẹ
Chị Phương Nga (Mễ Trì, Hà Nội) đang chọn món đồ chơi cho con tại siêu thị big C, cho biết: “Chọn đồ chơi cho con lúc này quá khó. Hàng của những thương hiệu nổi tiếng thế giới thì quá tầm so với thu nhập. Đồ chơi rẻ tiền của Trung Quốc thì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Do đó, tôi quyết định lựa chọn hàng Việt Nam. Sản phẩm nhựa chủ yếu chỉ là những món đồ giúp bé chơi trò chơi vận động. Đồ chơi gỗ đẹp, có tác dụng giúp trẻ phát huy tính sáng tạo nhưng mẫu mã lại chưa phong phú”.

Đường luồn lý thú .



Năm nay, đồ chơi gỗ của Việt Nam được nhiều phụ huynh lựa chọn. Đồ chơi gỗ của Việt Nam không nhiều màu sắc sặc sỡ, không phát ra âm thanh ồn ào như đồ chơi Trung Quốc. Hơn nữa, đây là loại đồ chơi có thể giúp trẻ phát huy tính sáng tạo và kích thích sự phát triển tư duy.

Chị Nguyễn Hoa (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự: “Nhiều lần nhìn thấy đồ chơi gỗ ở cửa hàng đồ chơi trong các trung tâm thương mại nhưng tôi không chú ý vì cứ nghĩ đồ chơi gỗ khó chơi. Gần đây, khi được người bán hàng tư vấn, tôi đã mua một bộ lắp ráp bằng gỗ cho con chơi. Cháu thích thú với trò chơi lắp ráp theo trí tưởng tượn. Vợ chồng tôi cũng có thể cùng chơi với con bằng những bộ đồ chơi gỗ  này , đó cũng là một trong những cách giúp cha mẹ gần gũi con hơn”.

Trò chơi lăn bánh



Anh Nguyễn Chiến Thắng – trưởng phòng kinh doanh công ty cổ phần Veesano (26 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội) khẳng định: “Năm nay, nhiều đại lý phân phối của công ty chúng tôi nhập nhiều mặt hàng đồ chơi gỗ, cũng bởi độ an toàn cho trẻ. Tôi nghĩ đây là xu hướng tích cực. Không chỉ chọn đồ chơi an toàn,rẻ và  đẹp cho bé, mà nhiều bậc cha mẹ nên hướng tới những đồ chơi an toàn cho sức khỏe, và kích thích sự học tập của trẻ nhỏ”.



[ Read More ]

Cậu bé 8 tuổi dân tộc thiểu số chế tạo robot dê mèn.

Là một trong 5 gương mặt trẻ nhất và giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc năm 2011, em Lò Văn Cường được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cùng giải thưởng 7 triệu đồng.
Cậu học trò lớp 3 Trường Tiểu học xã Hoằng Trạch (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) được ông Trịnh Văn Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ký Quyết định tặng Bằng khen cho em kèm theo đó là số tiền thưởng 3,5 triệu đồng.
Em Lò Văn Cường sinh năm 2003, là người dân tộc Thái, ở bản Xộp Huối, xã Na Mèo, huyện vùng cao Quan Sơn (Thanh Hóa). Hiện Cường sống tại nhà ông bà ngoại ở xóm 5, xã Hoằng Trạch, huyện miền biển Hoằng Hóa (Thanh Hóa). Ngay từ nhỏ, Cường đã tỏ ra thông minh, ham chơi, thích tìm tòi khám phá. Em rất thích chơi các đồ chơi điện tử như xe máy, ô tô, xe tăng… mang tính tự động hóa.



Cường ở cùng với ông bà ngoại, có người cậu  ở quán bán và sửa đồ điện dân dụng. Vậy là khi cậu sửa đồ, Cường ra xem và cũng bắt đầu tập nối, ghép những đồ vật đơn giản. Sau mỗi buổi học về, em lại loay hoay với đống đồ điện, nhiều hôm Cường còn quên cả ăn cứ ngồi vùi đầu nghịch đống đồ điện tử. Kể cả vào các dịp hè, ngày nghỉ, cả ngày Cường chỉ ngồi nghịch bên đống đồ điện của người chú.

Một lần Cường đang nghịch trong đống đồ điện cũ nát của cậu  hì bố Cường xuống nhà ông bà ngoại chơi, bị hỏng điện thoại di động phải tháo ra sửa nhưng không được. Cường đã xin lại bộ phận rung trên điện thoại của bố để chơi. Và không biết từ khi nào, trong đầu Cường có ý tưởng bằng bộ phận rung của điện thoại thì có thể gắn nó vào một đồ vật khác như vậy sẽ làm đồ vật đó rung theo và nó có thể làm cho đồ vật đó chạy khi có dòng điện đi qua.

Cách làm của Cường là lấy băng dính hai mặt dính lên mặt trên của đầu bàn chải, tiếp đến hàn hai dây đồng vào hai cực của chế độ rung điện thoại, rồi đặt bộ phận rung điện thoại lên trên mặt băng dính vừa dán vào đầu bàn chải, dán tiếp một lượt băng dính lên trên, lúc này cho hai cực của cục pin vào hai dây đồng của động cơ rung là rô bốt dế mèn có thể rung lên và chạy được.


Cường mô phỏng lại mô hình mê cung rô bốt dế mèn cho các bạn cùng lớp xem.
Để dễ dàng phân biệt các chú dế với nhau khi chơi, Cường cho sơn lên mỗi chú rô bốt một mầu khác nhau. Đồ chơi này có thể chơi theo nhóm, từ lứa tuổi mẫu giáo tới lớn hơn đều có thể chơi được. Để cho rô bốt dễ chạy hơn, Cường đã sáng kiến ra một mặt nhãn có các hướng chạy khác theo kiểu mê cung, và cũng từ đây em lấy tên “Mê cung Rôbốt dế mèn”.

Rô bốt dế mèn tuy đơn giản dễ làm, nhưng với khả năng của một cậu bé mới lên lớp 3, Cường đã gặp một số khó khăn. Cường tâm sự: “Cách làm rất đơn giản nhưng khi hàn hai dây đồng vào bộ phận rung điện thoại, em không hàn được mà phải nhờ chú, hay khi làm mê cung cho rô bốt dế chạy em lại phải nhờ đến ông ngoại vì khi làm mê cung đường chạy của dế chạy nhiều đoạn gấp khúc rất khó làm”.

Được sự giúp đỡ của ông ngoại và người cậu cuối cùng Cường đã làm được con rô bốt dế mèn. Sau khi hoàn thành, Cường đã gửi mô hình lên Hội Khoa học và kỹ thuật để tham gia cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng toàn quốc” lần thứ 7, năm 2011.

Niềm vui đến với Cường khi sản phẩm của em đoạt giải nhất cuộc thi, đượcBộ GD-ĐTo tặng bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tặng Huy hiệu Tuổi trẻ sáng tạo cùng giải thưởng 7 triệu đồng.

Các tin khác :

>>Theo bạn chọn đồ chơi an toàn cho bé như thế nào ?
>>Đồ chơi trung quốc chứa hàm lượng Phthalate vượt mức cho phép>>Đồ chơi trẻ em tự phân hủy>>Tự làm đồ chơi gỗ tại nhà.>>Cậu bé lớp 9 đam mê sáng tạo đồ chơi trẻ em













[ Read More ]

Cậu bé lớp 9 đam mê sáng tạo đồ chơi trẻ em

Là người đam mê sáng tạo đồ chơi và cũng từng phá nhiều đồ điện trong gia đình.Thủy Ngọc Cảnh, lớp 9/5 Trường THCS Lê Quý Đôn (tỉnh Quảng Nam) đoạt giải nhì cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 với mô hình “Chú hề đi trên dây”.

Nhiều năm qua, em Thủy Ngọc Cảnh được trao nhiều bằng khen về thành tích học tập.

Với giải thưởng này, Ngọc Cảnh  vinh dự là một trong số ít bạn trẻ của Việt Nam sang Thái Lan tham dự “Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9 - 9th International exhibition for young inventos” diễn ra vào cuối tháng này.

Thương cha mẹ sớm hôm vất vả, Cảnh không dám xin tiền mà tự mình sáng chế ra mô hình này. Trong nhà, những đồ bỏ đi như giấy bì, xốp, vỏ bút bi, vỏ trứng và một số chi tiết trong máy cassette cũ của ba trở thành một chi tiết quan trọng trong mô hình của Cảnh.

Ước mơ chế tạo không ngừng thôi thúc, tình cờ trong một buổi sinh hoạt lớp 8, Cảnh nghe cô giáo chủ nhiệm than phiền về tính bạo lực của các loại đồ chơi trẻ em, gây sự hư hỏng cho các học sinh. Từ đó, Cảnh đã nảy ra ý tưởng về trò chơi chú hề đi trên dây.



Nhiều năm qua, em Thủy Ngọc Cảnh được trao nhiều bằng khen về thành tích học tập.

Một tháng trời ròng rã, miệt mài ngày đêm cùng với sự chỉ dận tận tình của anh trai, Cảnh đã từng bước hoàn thiện ý tưởng, thiết kế mô hình, tìm nguyên vật liệu, về các chi tiết máy… và hoàn thiện mô hình.



Mô hình “Chú hề đi trên dây” của Cảnh đem đi dự thi đã giành giải Nhì tại cuộc thi thanh thiếu niên nhi đồng toàn quốc lần thứ 7 năm 2011. Cuối tháng này, Cảnh sẽ vinh dự là một trong những đại diện tiêu biểu của Việt Nam tham dự “Triển lãm quốc tế sáng tạo khoa học công nghệ trẻ lần thứ 9” tại Thái Lan.

Giải thích cách gọi tên, Cảnh chia sẻ: Sở dĩ sản phẩm có tên gọi như vật bởi đây là một chú hề có thể đi xe đạp thăng bằng trên dây một cách điêu luyện mà không bị ngã. Hình ảnh chú hề ngồi trên chiếc xe đạp một bánh như trong các đoàn xiếc vẫn hay biểu diễn, chú hề vừa đi trên dây, vừa vẫy tay chào khán giả, nhìn rất ngộ nghĩnh.

Những ngày này, Cảnh cũng đang tất bật với việc hoàn thành ý tưởng về “Bộ thí nghiệm vật lý đa năng cho học sinh THCS” để chuẩn bị tham dự cuộc thi Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ 8 năm 2012.
Ngoài khả năng về khoa học sáng tạo, Cảnh còn có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Em đàn được tất thảy những bài hát thông dụng bằng ghi ta.

Khi hỏi về những ước mơ, Cảnh hồ hởi nói: “Em chỉ biết cố gắng học tập thật tốt, còn ước mơ sau này làm gì em chưa nghĩ tới. Việc sáng tạo đồ chơi trẻ em hay chơi ghi ta chỉ là đam mê hiện tại mà thôi”.
Nguyễn Tuấn

[ Read More ]

Xu hướng chọn đồ chơi gỗ an toàn cho bé.

Nếu như đồ chơi  trẻ em bằng nhựa phát triển ở những sản phẩm đáp ứng nhu cầu vận động của bé, thì đồ chơi gỗ lại mang những đặc thù riêng, vừa kích thích sự thông minh sáng tạo của bé, giúp bé phát triển tư duy, vừa là sợi dây nối kết tình cảm giữa cha mẹ và bé.

Các nhà nghiên cứu về trẻ em đã thử nghiệm và cho biết khi bé chơi đồ chơi càng nhiều chức năng như chuyển động được, phát ra âm thanh, ánh sáng… thì đứa bé đó càng thụ động. Vì là bé chỉ cần bấm nút thì mọi chức năng đều được thể hiện rồi bé sẽ chỉ ngồi xem thôi. Ngược lại, với những đồ chơi gỗ thì lại phát triển khả năng tư duy, kích thích sự sáng tạo của bé, bởi với đồ chơi này bé phảin tự tìm tòi, khám phá thì mới chơi được.

Trò chơi lăn bánh



Mặc dù vậy, một số cha mẹ do quá bận rộn công việc nên vẫn chọn giải pháp mua đồ chơi cho bé về để bé tự chơi. Với các loại đồ chơi này, bé cũng rất thích thú, reo hò… vì thấy vui mắt nhưng mọi việc cũng chỉ dừng lại ở đó, bởi não bộ của bé không được kích thích để hoạt động. Do đó, các bậc cha mẹ nên lưu ý vì nếu trải qua thời gian dài sẽ làm thui chột trí thông minh và mất dần khả năng khám phá, sáng tạo ở bé.

Bộ xây dựng


Với đồ chơi bằng gỗ, thoạt nhìn sẽ thấy rất đơn giản, nhưng càng chơi, càng khám phá bé lại càng thích thú hơn, bởi từ các thanh gỗ đủ màu sắc, tùy theo suy nghĩ của bé có thể xếp thành ngôi nhà, chiếc xe, tòa tháp, chiếc thuyền v.v… 

 Đồng thời khi chơi cùng con, cha mẹ sẽ biết được con mình khiếm khuyết điểm nào để có thể bổ trợ kịp thời, sớm giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng ngay từ nhỏ.Có những đồ chơi mà bé phải ra sức để chinh phục hay có loại bé phải phân vân không biết cách chơi như thế nào thì bé phải nhờ đến sự giúp đỡ của cha mẹ, từ đó sẽ tạo nên mối liên kết giữa cha mẹ và con cái.


Lạc vào thế giới đồ chơi gỗ , chúng ta có thể thấy tất cả được chia theo nhiều dạng chức năng và theo từng lứa tuổi khác nhau như : đồ chơi gỗ rèn luyện tính kiên nhẫn, đồ chơi giúp bé vừa học vừa chơi, đồ chơi tập tính sáng tạo, nhận biết được.

Trò chơi tìm đường


Đồ chơi gỗ rất thân thiện với môi trường và cũng có độ bền cao, khi hết giá trị sử dụng có thể dễ dàng tiêu hủy mà không gây độc hại, ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.
Với những lợi ích có được, hy vọng rằng những mầm non xanh tương lai của đất nước sẽ có thêm được nhiều bài học hay,thú vị, những kiến thức mới  và phát triển hơn về trí tuệ từ đồ chơi gỗ.
[ Read More ]

Tự làm đồ chơi gỗ tại nhà.


Các mẹ sẽ ngỡ ngàng trước sự độc đáo của chiếc chậu cây làm từ một vỏ hộp patê ăn liền với những chiếc kẹp gỗ phơi đồ sáng tạo nên đồ chơi gỗ cho bé . 

Chỉ bằng những chiếc kẹp gỗ được bán với giá rất ''mềm'' khoảng 20.000 đồng/10 chiếc, cộng thêm sự sáng tạo, bạn có thể tạo ra những món đồ chơi gỗ, đồ trang trí vô cùng ấn tượng.
Mình sẽ mách mẹ vài mẹo nhỏ để tận dụng những chiếc kẹp gỗ và vật dụng sẵn có trong nhà, tạo ra những ''tác phẩm nghệ thuật'' của riêng bạn nhé :)


[ Read More ]

Đồ chơi trẻ em tự phân hủy

Tận dụng cho em đỡ tốn tiền mua
Trong góc của gian phòng khoảng 20m2 nhà chị Hà Minh Hằng ngụ tại phường 6, quận Gò Vấp, TPHCM cho biết, đồ chơi trẻ em nhà chị vừa qua phải dồn vào bao tải mới hết, đem cho trẻ hàng xóm. "Có những món chúng quăng quật dăm bữa rồi bỏ tủ. Ở mỗi độ tuổi, bé lại thích món đồ chơi cho bé mới phù hợp, nên tận dụng cho bé chuyền tay nhau chơi thì bố mẹ đỡ tốn tiền mua", chị Hằng nói.

 Còn  anh Trần Văn Đức quận 12, lỉnh kỉnh đồ chơi của trẻ đầy nhà. Những con búp bê đã rơi rụng lông mi, mình mẩy lấm lem, những chiếc xe ô tô nhựa mất mui, bể vỡ, những bộ xếp hình các con chữ đã bong tróc lớp sơn... được dồn gọn vào vài chiếc thùng giấy. Anh Đức khệ nệ bê ra: "Đấy có những món đồ chơi suốt từ năm thằng cu Mạnh còn đi mẫu giáo, nay nó học lớp 10 rồi mà vẫn còn. Tôi cũng bận rộn suốt nên cứ tống vào thùng bỏ kho, có thời gian nhớ ra thì đem lựa cho tụi trẻ con nhà cô, chú nó chơi".

Đồ chơi tự phân hủy gây độc hại
Mối nguy hiểm của nguồn phơi nhiễm từ vật liệu chủ yếu là các kim loại nặng có trong thành phần vật liệu (trừ gỗ). Các chất chì, coban hay các kim loại khác có thể gây độc. Tuy nhiên, sự phơi nhiễm này thường phải xảy ra trong một thời gian khá dài nên khó có thể xác định được nguồn gốc gây nên triệu chứng cho người dùng.
Các chất màu trang trí đồ chơi thường là các hợp chất vô cơ và hữu cơ tạo các màu khác nhau: Oxit sắt tạo màu nâu đỏ, oxit titan tạo màu trắng, oxit niken tạo màu xanh. Các hợp chất hữu cơ thường là các hợp chất azo, các phức kim loại và hữu cơ. Sự phơi nhiễm của các chất màu thường có nồng độ lớn, đi qua đường ruột hoặc phổi gây bệnh cấp hoặc mạn tính  nên đã không còn là đồ chơi an toàn  nữa

Theo PGS.TS Hồ Sơn Lâm, Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho rằng, tất cả các loại đồ chơi bằng vật liệu nhựa, vải, bông, da, kim loại... về nguyên tắc phải sản xuất theo những quy định nghiêm ngặt. Nhưng thực tế thì không kiểm soát được. Các vật liệu là nhựa, cao su hay vải thường có thêm một số chất màu để cho đẹp và đa dạng về màu sắc. Khi xem xét về vật liệu, cần chú ý có hai nguồn phơi nhiễm: Thứ nhất là vật liệu gì làm nên đồ chơi là nhựa, hợp kim, cao su, gỗ, vải sợi. Thứ hai là chất màu phủ lên các vật liệu đó là chất gì.




Vật liệu cũng như lớp sơn phủ bên ngoài hoặc trộn vào trong sản phẩm đều có một giới hạn thời gian. Đến một lúc nào đó, do tác động của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, sự va đập, các hóa chất tẩy rửa, vật liệu bắt đầu phân hủy. Giai đoạn này là giai đoạn dễ phơi nhiễm vì các hạt vật liệu phân hủy có thể đi qua tay rồi vào mắt, miệng, mũi của trẻ em, gây nên các bệnh về đường hô hấp, phổi, bệnh về mắt...
Thường thì những đồ chơi tập thể, dùng liên tục, nếu không được chùi rửa, sát trùng rất có thể xảy ra hiện tượng vi khuẩn từ người này lây sang người khác bằng tay, trẻ cắn, ngậm hoặc vi khuẩn từ môi trường. Vì vậy, cần phải định kỳ lau chùi, sát trùng bằng các chất tẩy rửa được phép dùng, nếu không sẽ lại xảy ra phơi nhiễm hóa chất.

Các nhà khoa học cũng cảnh báo, một nguồn phơi nhiễm khác không do bản chất của vật liệu hay lớp sơn phủ đồ chơi mà là sự lắng đọng, tích tụ của vi khuẩn trên bề mặt của đồ chơi. 



Vật liệu polymer hoặc cao su, đều có thời gian lão hóa, cơ lý giảm sẽ dễ vỡ, gãy. Khi trẻ em sử dụng nếu cho vào miệng ngậm thì nguy hiểm có thể mắc dị vật trong hô hấp. Tuy nhiên, sợ nhất vẫn là hóa chất phụ gia có trong lớp sơn đồ chơi. Nếu như ngay từ ban đầu đồ chơi đã nhiễm hóa chất có kim loại độc hại như chì sơn màu trên bề mặt thì đến khi sản phẩm lão hóa những kim loại độc không tan, không mất đi mà bám theo. Tốt nhất, không cho trẻ sử dụng những đồ chơi đã mua quá lâu, và đã bắt đầu có dấu hiệu phân hủy.

AloBacsi.vn 
Theo Quỳnh Hương - Kiến thức
[ Read More ]

Điểm danh những đồ chơi độc hại mà ít bậc cha mẹ biết rõ

Những món đồ chơi trẻ em quen thuộc, phổ biến được nhiều bé ưa thích, lại ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm khôn lường với sức khỏe, mà ít bậc cha mẹ biết rõ.

Bóng thổi - gây ung thư


Theo Phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit nguyên liệu chính làm bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính. Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ thổi hoặc ngậm. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng.Tác hại nặng  nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ.





Tuýp keo thổi bóng - Gây ngộ độc cấp tính 

Đó là một đồ chơi trẻ em có ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt, đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.
Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai. 
Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bốc hơi, hàm lượng không nhỏ xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn
  

Hạt nhựa nở trong nước – Nguy cơ ngộ độc


Đó là những đồ chơi có hạt nhỏ li ti, cứng, nhiều màu sắc. Loại đồ chơi  này khiến nhiều trẻ thích thú vì khi thả vào nước những hạt nhỏ này sẽ nở bung ra như: bông hoa, bướm, chim… lấp lánh, rất đẹp mắt. 

Ban đầu, những hạt nhựa có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%. Loại đồ chơi trẻ em này, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, khó chịu và mất nước, ngộ độc đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai.

Điểm mặt đồ chơi cực độc gây bệnh cho trẻ



Thú nhún – Bé trai vô sinh, bé gái dậy thì sớm


Thú nhún là đồ chơi cho bé được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích. Qua thăm dò một số phụ huynh thì đa phần phụ huynh đều mua cho con mình món đồ chơi ấy.

Điểm mặt đồ chơi cực độc gây bệnh cho trẻ


TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP. HCM, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: Các hợp chất phthalate được sử dụng rộng rãi như chất hóa dẻo để làm mềm các vật liệu dễ vỡ, đặc biệt là một số polyme. 
Về tác hại của Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormone của cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP).
Theo nhận định của các chuyên gia, DBP có tác dụng giống như hormone nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...

Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư.


Kết quả kiểm nghiệm của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường cho thấy, muối cadimi trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam. 

Điểm mặt đồ chơi cực độc gây bệnh cho trẻ
Cidimi là chất được sử dụng như là chất tạo màu, độ bóng trong nhiều loại nhựa. Nhưng sử dụng với hàm lượng vượt quá mức như trên thì đây cũng là chất độc hại nhất với cơ thể người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi...Đối với chất này, chỉ cần cầm, nắm đèn lồng trực tiếp là có thể bị nhiễm cidimi. Sau nhiều năm tiếp xúc đèn lồng nhiễm cidimi với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều lựa chọn đồ chơi cho bé theo sở thích của bé nên ít quan tâm đến sự an toàn. Do đó, các cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ mặt hàng định mua, lựa chọn đồ chơi an toàn phù hợp với giới tính, lứa tuổi của con để bảo đảm sức khỏe cho trẻ. Đồng thời, kiên quyết nói “không” với đồ chơi trẻ em chứa nguy cơ độc hại. Quản lý thị trường, Công an và chính quyền địa phương cần tăng cường kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đồ chơi  không an toàn, không rõ nguồn gốc.

Các tin liên quan :


[ Read More ]